Bệnh parkinson có di truyền không? Nếu như trong gia đình có người mắc bệnh parkinson thì con cháu liệu có mắc bệnh không? Điều này sẽ được chuyên gia giải đáp chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây. Cùng tìm hiểu!
Parkinson còn được biết tới là bệnh liệt rung thường gặp ở những người cao tuổi nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đây là căn bệnh liên quan tới sự thâm hụt của tế bào thần kinh sản sinh dopamine (dopamine là chất dẫn truyền thần kinh điều khiển chức năng vận động của con người).
Khi mắc Parkinson người bệnh sẽ thường xuyên có các biểu hiện run tay chân; căng cứng cơ; di chuyển người đổ về phía trước, tình cách thay đổi luôn căng thẳng, mệt mỏi; giảm chức năng khứu giác,...
Bệnh Parkinson không dẫn tới tử vong những về lâu về dài sẽ gây hạn chế vận động, hạn chế ngôn từ, khó khăn trong sinh hoạt. Nếu không điều trị can thiệp kịp thời, chức năng vận động suy giảm nghiêm trọng sẽ dẫn tới tàn phế, lâu dần dễ mắc các bệnh lý khác, thậm chí dẫn tới tử vong.
Chuyên gia về thần kinh học đã khẳng định rằng bệnh parkinson có khả năng di truyền. Nhưng tính di truyền của bệnh parkinson còn rất phức tạp và y học hiện đại vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để làm rõ.
Theo một số nghiên cứu thống kê, tỷ lệ mắc Parkinson của con cái khi có bố mẹ mắc bệnh sẽ rơi vào khoảng 45% trong trường hợp song sinh đồng hợp tử. Còn trong trường hợp song sinh dị hợp tử thì tỷ lệ này chỉ khoảng 29%. Điều này đồng nghĩa với phải có đột biến gen tác động tới các nhiễm sắc thể mới có khả năng di truyền bệnh parkinson.
Đừng quá lo lắng nguy cơ di truyền bệnh parkinson trong gia đình vì có thể hoàn toàn phòng ngừa sớm căn bệnh này bằng nhiều giải pháp khác nhau. Như thực hiện chế độ ăn khoa học, rèn luyện thể thao, sử dụng thảo dược nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh,... Để được chuyên gia tư vấn cụ thể, hãy gọi ngay tới tổng đài 0961 392 395 hoặc để lại số điện thoại ở cuối bài viết. Chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp!
Ngoài yếu tố di truyền thì các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân tác động làm khởi phát bệnh Parkinson. Các yếu tố này phụ thuộc vào từng đối tượng người bệnh, phản ứng của cơ thể trước những yếu tố đó. Các yếu tố này bao gồm:
Nếu như chúng ta thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng, lượng chất độc hóa học và thuốc trừ cao thì tỷ lệ mắc phải bệnh parkinson sẽ tăng dần lên theo tỷ lệ thuận.
Để hạn chế mắc phải bệnh parkinson cần tránh tiếp xúc với các yếu tố trên. Đồng thời dần dần bỏ hết những thói quen không tốt như nghiện cocaine, rượu, thuốc lá,...
Tuổi tác càng cao, sức khỏe sức đề kháng càng suy giảm, hiện tượng suy giảm lượng dopamine trong cơ thể càng rõ rệt.
Người bệnh bị nhiễm virus và một số bệnh lý khác cũng có thể làm giảm khả năng tiết dopamine gây ra parkinson.
Những người bị chấn thương sọ não, đột quỵ não hoặc một số nguyên nhân khác dẫn tới tổn thương nơron thần kinh dẫn tới suy giảm dopamine trong não có thể gây ra bệnh parkinson.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa bệnh parkinson người bệnh có thể chủ động tránh xa các tác nhân gây hại tới sức khỏe và tăng cường sức đề kháng tự thân bằng cách:
Như vậy, thắc mắc về bệnh parkinson có di truyền không đã được giải đáp. Nếu trong gia đình bạn đang có người mắc bệnh parkinson có thể liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0961 392 395 để được tư vấn miễn phí về cách điều trị phù hợp. Thường xuyên truy cập vào website https://duocphampqa.net/ để cập nhật các thông tin hữu ích về cách điều trị bệnh parkinson.
PQA giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Hỗ trợ bổ huyết, hoạt huyết. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của người bị Parkinson.