Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh parkinson? Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh parkinson là gì? Parkinson có điều trị được không? Đây là những câu hỏi liên tục được người bệnh gửi tới hòm thư của duocphampqa.net. Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài chia sẻ tổng hợp dưới đây.
Parkinson là bệnh gì? Parkinson là căn bệnh liên quan tới rối loạn thoái hóa tế bào trong não bộ. Khi nhóm tế bào thần kinh này bị suy thoái không thể sản sinh ra dopamine (chất dẫn truyền thần kinh) sẽ làm mất khả năng kiểm soát khả năng vận động của cơ bắp. Từ đó gây nên hiện tượng đi lại khó khăn, cử động tay chân chậm chạp, chân tay căng cứng, run rẩy,...Tình trạng dopamine càng thâm hụt sẽ làm chức năng vận động của người bệnh suy giảm.
Đây là căn bệnh thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt nam giới là nhóm đối tượng dễ mắc nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh parkinson ở người già thuộc cả về yếu tố di truyền lẫn yếu tố môi trường bên ngoài tác động. Cụ thể:
Môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng,...sẽ khiến cho tế bào thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn tới chậm sản sinh dopamine. Sự thâm hụt dopamine là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh parkinson.
Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh parkinson. Nghiên cứu của Burn (năm 1992) đã chỉ ra rằng các cặp sinh đôi cùng trứng (giống nhau 100% về yếu tố di truyền) có khả năng cùng mắc bệnh Parkinson chiếm đến 45% trong khi các cặp sinh đôi khác trứng (giống như 50 % về các yếu tố di truyền) chỉ chiếm 29%.
Dopamine có chức năng vừa là hormon vừa là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não và cơ thể. Sự thiếu hụt dopamine sẽ làm giảm hoạt hóa vỏ não gây rối loạn vận động dẫn tới các triệu chứng căng cứng cơ khớp, run rẩy tay chân ở người bị parkinson.
Ở giai đoạn đầu các triệu chứng parkinson thường không rõ ràng. Theo thời gian tiến triển của bệnh, các triệu chứng sẽ nặng hơn và người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
Đừng quá lo lắng nguy cơ di truyền bệnh parkinson trong gia đình vì có thể hoàn toàn phòng ngừa sớm căn bệnh này bằng nhiều giải pháp khác nhau. Như thực hiện chế độ ăn khoa học, rèn luyện thể thao, sử dụng thảo dược nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh,... Để được chuyên gia tư vấn cụ thể, hãy gọi ngay tới tổng đài 0961 392 395 hoặc để lại số điện thoại ở cuối bài viết. Chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp!
Những người dễ mắc bệnh parkinson là những người cao tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Xét về giới tính thì những người nam giới có khả năng mắc bệnh parkinson cao hơn nữ giới.
Bệnh parkinson không nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu không thể điều trị sớm bệnh dễ chuyển biến theo chiều hướng xấu, biến chứng cả về vận động lẫn nhận thức.
Bệnh Parkinson sẽ nặng dần theo thời gian, nếu chậm trễ trong việc điều trị người bệnh sẽ rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như sau:
Càng chậm trễ trong quá trình điều trị parkinson càng khiến cho người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. Liên hệ ngay tới Tổng đài 0961 392 395 để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất!
Để chẩn đoán các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và dựa trên các triệu chứng parkinson để đưa ra đánh giá. Kết hợp cùng đó là thăm khám chức năng thần kinh như phản xạ thăng bằng, sức cơ,....để có thể đưa ra đánh giá chẩn đoán chi tiết về bệnh.
Vậy bệnh parkinson có chữa khỏi được không? Trả lời cho thắc mắc này các chuyên gia đầu ngành cũng chỉ ra rằng bệnh parkinson không thể chữa khỏi nhưng có thể hoàn toàn kiểm soát được tiến triển của bệnh bằng cách sử dụng thuốc điều trị kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý.
Hiện nay, kết hợp sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, kiểm soát lối sống và sử dụng giải pháp hỗ trợ từ Đông y là hướng chữa parkinson hiệu quả trong tất cả các giai đoạn bệnh.
Để kiểm soát sự thâm hụt dopamine các nhóm thuốc levodopa hoặc thuốc đồng vận dopamine sẽ được đưa vào sử dụng chính. Có thể sử dụng thêm các chất ức chế MAO-B để bổ trợ cho thuốc levodopa và giảm thiểu tối đã các tác dụng phụ của thuốc tới người bệnh.
Ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson khi sử dụng các nhóm thuốc trên sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh, nhất là tình trạng run tay chân. Nhưng ở những giai đoạn sau thì cần phải sử dụng tăng liều. Khi tăng liều người bệnh sẽ dễ gặp các tác dụng phụ như ảo giác, loạn thần, đau đầu,...
So với cách sử dụng thuốc điều trị parkinson của Tây y thì Đông y có hướng điều trị an toàn hơn vì sử dụng bảng thành phần lành tính với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với người bệnh có thể yên tâm sử dụng liên tục trong thời gian dài để kiểm soát bệnh mà không để lại tác dụng phụ.
Sản phẩm PQA Thư Can Dưỡng Huyết của Dược phẩm PQA chính là sản phẩm tiên phong trong hỗ trợ giảm triệu chứng run chân tay, căng cứng cơ xương khớp, làm chậm tiến triển của bệnh vô cùng hiệu quả.
Sản phẩm được nghiên cứu từ bài thuốc “Nhu Can Dưỡng Huyết Thang” với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên như Tang Chi, Dương Quy, Bạch Thược,...Có tác động hỗ trợ bổ huyết, dưỡng âm, hoạt huyết, bồi bổ can thận, trừ phong thấp, rất tốt cho người bị Parkinson với biểu hiện:
Đối với những người bệnh mắc parkinson giai đoạn cuối, khi không thể sử dụng thuốc để kiểm soát tiến triển bệnh thì có thể cân nhắc phẫu thuật. Có thể thực hiện phẫu thuật kích thích não sâu, cấy ghép mô thần kinh. Đây là phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay nhưng không phải người bệnh nào cũng có thể thực hiện. Ngoài mức chi phí cao (thường rơi khoảng 800 triệu đồng) thì người bệnh cũng cần có sức khỏe tốt và đạt các tiêu chí nhất định mới được chỉ định phẫu thuật.
Để phòng ngừa bệnh Parkinson người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sau:
PQA giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Quang Đạt nguyên là trưởng Khoa Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc tại Đại học Y Hà Nội
Hỗ trợ bổ huyết, hoạt huyết. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của người bị Parkinson.